Dự án lồng HDPE Ninh Thuận nuôi biển ngoài 3 hải lý

Dự án lồng HDPE Ninh Thuận ra mắt nhằm hướng nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển bền vững. Ứng dụng công nghệ và kĩ thuật cao trong sản xuất để nâng cao năng suất.

Việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như là một cái nghề ăn sâu bén rễ của người dân ở vùng biển Ninh Thuận. Ngư dân đi trước truyền dạy cách làm, biện pháp nuôi trồng thủy sản cho những ngư dân đi sau. Điều này để kinh nghiệm của ngư dân vùng Ninh Thuận ngày càng phong phú. Hỗ trợ họ trong việc đầu tư vào các loại cá lớn, cá có lợi nhuận kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, việc nuôi trồng bằng lồng bè của ngư dân hiện chỉ đang dừng ở việc sử dụng lồng truyền thống. Nó tuy dễ làm nhưng lại không đạt được hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, STP Group đưa ra dự án lồng HDPE Ninh Thuận nuôi biển ngoài 3 hải lí. Để giúp bà con có được sự hỗ trợ cho việc phát triển bền vững sau này.

long-tron-hdpe-ninh-thuan-stp

1. Đặc trưng của vùng trước khi có dự án lồng HDPE Ninh Thuận

long-hdpe-ninh-thuan-tron

Tỉnh Ninh Thuận có vùng biển dài với lượng thủy hải sản dồi dào và phong phú. Người dân thuộc tỉnh Ninh Thuận cũng chọn lựa phát triển theo nghề nuôi trồng thủy sản khá nhiều. Bằng chứng là có khoảng hơn 200 hộ nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản ở vùng Ninh Thuận đang còn có một số bất cập. Và bất cập lớn nhất là việc không duy trì được tính phát triển bền vững.

Những lồng bè mà phần lớn hộ ngư dân đang sử dụng đều thuộc dạng lồng bè gỗ. Tuy dễ làm nhưng nó lại không có thể chống chọi được với thời tiết ở khu vực này. Vào khoảng thời gian tháng 5 tới tháng 8 là thời điểm thường xuyên xảy ra bão lũ. Những lồng bè nuôi truyền thống sẽ không chống chịu được những cơn bão mạnh ở ngoài biển. Điều đó gây khó khăn cho người dân, khiến họ phải dừng hoạt động nuôi trồng trong mấy tháng thiên tai này. Việc phát triển kinh tế cũng vì vậy mà bị kìm hãm và trở nên trì trệ.

Hơn thế nữa, việc sử dụng lồng bè truyền thống sẽ không mang lại năng suất nuôi trồng thủy sản cao. Từ sự sắp xếp dày đặc giữa các lồng gỗ, nó có thể gây bí bách, chật hẹp giữa các thủy hải sản với nhau. Chưa kể, mỗi lần bão lũ xảy đến thì lồng bè bị hủy, thủy sản bị chết trôi dạt ra gây nên ô nhiễm môi trường. Thấu hiểu được sự khó khăn của các hộ ngư dân, STP Group kết hợp với chính quyền để đưa ra dự án lồng HDPE Ninh Thuận.

2. Sơ qua về dự án lồng HDPE Ninh Thuận

stp-group-thi-cong-long-hdpe-ninh-thuan

Dưới sự thúc đẩy của bên phía chính quyền tỉnh Ninh Thuận, STP Group đã đưa ra dự án lồng HDPE Ninh Thuận. Dự án là việc thi công 02 lồng tròn HDPE. Đây là bước đánh dấu sự khởi đầu hướng tới việc nuôi biển gắn liền với phát triển kinh tế về lâu về dài.

Lồng tròn HDPE Ninh Thuận được sản xuất với đường kính 12m. Chuyên sử dụng để nuôi các loài cá có quy mô lớn hoặc những vùng có nước sâu. HDPE là chất liệu nhựa được sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất thời điểm hiện tại. Đã có sự kiểm duyệt về chất lượng, được xem là loại lồng tốt nhất để sử dụng cho việc nuôi trồng thủy hải sản.

Đặc biệt, lồng HDPE Ninh Thuận có ưu điểm cực kì lớn nữa đó là chống chọi được gió và bão tới cấp 12. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa lồng truyền thống và lồng HDPE. Không còn phải lo việc giữ lồng, gia cố lồng mỗi khi có thông báo bão qua biển. Hơn hết, lồng cũng chống ăn mòn ở các loại môi trường nước khác nhau. Bà con sẽ không phải lo lồng không bền, phải thay mới tốn kinh phí như trước đây sử dụng lồng bè truyền thống.

Ngoài ưu điểm về độ bền, độ chống bão, tính thân thiện môi trường. Thì lồng HDPE Ninh Thuận còn có một ưu điểm cực kì lớn nữa đó chính là tính thẩm mỹ cao. Ngoài việc sử dụng lồng HDPE để nuôi trồng thủy hải sản. Thì còn có thể tích hợp nó với du lịch biển. Khai thác được tối đa nguồn lực mà hộ nông dân đang sở hữu.

3. Sau khi đã hoàn thành xong dự án lồng HDPE Ninh Thuận

lồng tròn HDPE

Sau thời gian thi công và lắp đặt, 2 lồng tròn HDPE đường kính 12m đã được hoàn thiện ở vùng biển Ninh Thuận. Theo đó, việc nuôi trồng thủy sản đã có sự thay đổi lớn. Những loài cá có hiệu quả kinh tế cao dần được đưa vào nuôi trồng như: cá chim, cá bớp, cá mú, cá bè,… Kể từ lúc có lồng HDPE Ninh Thuận, ngư dân sẽ không phải tạm ngừng nuôi trồng thuỷ sản. Việc duy trì và phát triển kinh tế sẽ không bị đình trệ. Khó khăn của người dân vào mùa mưa bão sẽ chỉ còn là một việc rất nhỏ. Việc nuôi trồng thủy sản sẽ được duy trì suốt cả năm.

Sử dụng lồng nhựa HDPE vào nuôi trồng thủy sản, tỉ lệ hải sản sống sẽ được tăng cao. Tỉ lệ dịch bệnh, ô nhiễm sẽ được giảm xuống không còn đáng kể. Điều này là dựa vào việc phân tách lồng thành các ô riêng biệt. Thủy sản được thoáng khí và có thể có môi trường để phát triển khỏe mạnh. Chỉ mới vài tháng thôi đã có thể thấy lợi nhuận của lồng HDPE. Mang lại cho các ngư dân so với trước đây là lớn hơn rất nhiều.

Sản lượng cá tôm tăng, tỉ lệ cá sống cao hơn 10% so với lồng bè truyền thống. Năng suất tăng lên rất nhiều mà còn không phải lo lắng khi đến mùa mưa bão. Hiện tại, chỉ có một phần nhỏ hộ kinh doanh sử dụng lồng HDPE. Nhưng từ đó cũng có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa người dùng lồng bè truyền thống và người dùng lồng nhựa HDPE một cách rõ rệt.

Lời kết:

Vùng biển tỉnh Ninh Thuận thực sự cung cấp môi trường, địa hình thuận lợi để nuôi trồng thủy hải sản. Hướng tới một mục tiêu lâu dài là phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững. Hiểu rõ được các ưu điểm của lồng HDPE thì càng nhiều hộ ngư dân không có lí do gì mà lại lựa chọn khác.  Tuy số lượng bây giờ sử dụng lồng HDPE còn ít. Nhưng trong tương lai không xa, lồng HDPE sẽ càng ngày càng trở nên quen thuộc đối với những hộ nông dân đang còn sử dụng loại lồng bè truyền thống hiện nay.