Chuỗi liên kết ba bên hàu Quảng Ninh

Từ năm 2016 tới nay, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã tăng cường xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Sở NN&PTNT cũng đang xây dựng đề án phát triển chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp Quảng Ninh. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhựa Super Trường Phát là doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng, hỗ trợ liên kết nông nghiệp ba bên cho sản phẩm hàu Quảng Ninh.

1. Thực trạng chuỗi liên kết nông nghiệp Quảng Ninh

Mặc dù đã có chuyển động và đạt được kết quả như trên, tuy nhiên số lượng và chất lượng các chuỗi liên kết đã có so với thực tế sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh còn thiếu và yếu. Chỉ tính về số lượng, 20 chuỗi với 59 sản phẩm được xác nhận là rất hạn chế so với cả ngàn sản phẩm nông nghiệp hiện có. Riêng về tính bền vững trong các chuỗi liên kết chưa cao, dễ đứt gãy ngay từ gốc.

Hiện nay chuỗi liên kết đối với con tôm, con hàu rất được coi trọng, do đây là 2 đối tượng nuôi chủ lực của Quảng Ninh. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. Điểm yếu ở đây chính là việc thiếu đơn vị “cầm trịch” trong chuỗi, thường là các doanh nghiệp chế biến hoặc tiêu thụ. Phần lớn các hộ NTTS đều lựa chọn xuất bán sản phẩm cho các thương lái thay vì một doanh nghiệp cam kết bao tiêu cố định nào đó. Mối liên kết này sẽ không xảy ra vấn đề trong điều kiện thuận lợi, song nếu trong điều kiện bất lợi thì bên nhận hậu quả là các hộ NTTS.

Cùng với đó, ở khía cạnh khác, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh đã và đang không thu mua được đủ nguồn hàng mình cần để đảm bảo sản xuất. Ngoài ra, các yếu tố xa hơn ảnh hưởng đến tính bền vững của chuỗi liên kết tôm, hầu của Quảng Ninh hiện nay như những bất cập trong công tác quy hoạch vùng nuôi hay công tác an toàn dịch bệnh, VSATTP…

Có thể thấy việc hình thành các chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất nông nghiệp đang gặp khó bởi phần do năng lực, trách nhiệm của các bên tham gia chuỗi còn hạn chế, tính ràng buộc pháp lý thấp, các khâu liên kết vẫn chủ yếu trên tinh thần tự nguyện là chính, cùng với đó là sự chia sẻ lợi ích kinh tế chưa hài hòa, dẫn đến sự chênh lệnh trong chính các khâu sản xuất tham gia chuỗi, chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa được phát huy.

Theo nhận định của ông Ngô Tất Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, từ thực trạng trên đặt ra vấn đề ngành nông nghiệp cần tập trung hơn nữa để gỡ những nút thắt đang có trong thời gian tới. Qua đó có thể đạt được mục tiêu hình thành và phát triển các chuỗi liên kết nông nghiệp chặt chẽ, bền vững, thúc đẩy phát triển và gia tăng giá trị của toàn ngành nông nghiệp.

2. Chuỗi liên kết ba bên cho sản phẩm hàu Quảng Ninh

Việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, góp phần nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh; các nông sản trong chuỗi đều phát triển ổn định, tăng giá trị và bền vững.

Công ty CP Nhựa Super Trường Phát là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm hệ nổi trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng chất liệu nhựa HDPE. Trên Nghị quyết đã ban hành của tỉnh Quảng Ninh là chuyển đổi vật liệu truyền thống trong NTTS sang vật liệu bền vững HDPE, Super Trường Phát chủ động “bắt tay” với Công ty TNHH sản xuất và thương mại thủy sản Quảng Ninh (Babavi Seafood) và người dân NTTS khu vực Vân Đồn, Hải Hà và Quảng Yên để tạo ra chuỗi liên kết. Trong đó Công ty CP nhựa Super Trường Phát là đơn vị cung ứng vật liệu hệ nổi, ngư dân là bên nuôi trồng thủy sản, Babavi Seafood là nơi tiêu thụ sản phẩm.

Nói về chuỗi liên kết này, Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám Đốc Super Trường Phát chia sẻ: Đây sẽ là chuỗi liên kết bền vững, có lợi cho người dân. Bởi sản phẩm nhựa HDPE của Trường Phát có tuổi thọ 50 năm, được bảo hành lên tới 10 năm, được thu mua lại sau sử dụng, còn Babavi Seafood là đơn vị chế biến và xuất khẩu thủy sản có năng lực. Chính bởi vậy người dân NTTS – khâu sản xuất quan trọng trong chuỗi liên kết này có thể yên tâm sản xuất, phát huy khả năng canh tác trên biển của mình để đạt sản phẩm có chất lượng, sản lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển nói chung.

hội thảo chuỗi liên kết nuôi hàu ba bên

Super Trường Phát ký kết chuỗi liên kết ba bên cho hàu Vân Đồn – Quảng Ninh

3. Chuyển đổi vật liệu nuôi truyền thống sang HDPE

Mới đây nhất, ngày 21/05/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành Quyết định số 30/2021/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản mặn, lợ tại Quảng Ninh. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022, các cơ sở NTTS mặn, lợ đang sử dụng vật liệu làm phao nổi hiện có phải thực hiện xong việc chuyển đổi và sử dụng vật liệu làm phao nổi phù hợp, đáp ứng yêu cầu theo Quy chuẩn như vật liệu nuôi bằng nhựa HDPE. Đây được coi là giải pháp mạnh tay của tỉnh trong việc quản lý, rà soát và giám sát chặt chẽ, giảm thiểu rác thải từ các vật liệu không thân thiện, không bền vững trên vùng biển Quảng Ninh. Đặc biệt tính đến thời điểm này, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước đưa ra quy chuẩn vật liệu nổi trong NTTS.

Super Trường Phát là đơn vị cung cấp các giải pháp nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu HDPE: Phao nổi HDPE nuôi nhuyễn thể, Phao nâng hạ tầng HDPE, Lồng nổi HDPE, Giàn nổi HDPE và các dự án với các gói giải pháp về công nghệ nuôi trồng thủy sản. Đối với tỉnh Quảng Ninh, doanh nghiệp đã xây dựng chuỗi liên kết ba bên từ đầu vào tới đầu ra, giúp bà con “An tâm nuôi biển – Phát triển bền vững”.

phao nổi bầu dục

Phao nổi HDPE hình bầu dục SuperPlas với tải trọng 90 – 100kg

Có thể thấy hiện nay có nhiều sản phẩm phao nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chưa được kiểm định về độ bền đang được bán tràn lan trên thị trường. Để bà con mua được đúng sản phẩm chính hãng, Super Trường Phát đã tích hợp công nghệ mã QR trên phiếu bảo hành sản phẩm. Chúng tôi cam kết hỗ trợ bà con trong việc vay vốn với các đơn hàng cao, bảo hành bảo trì sản phẩm lên tới 10 năm.

Chi tiết liên hệ tư vấn miễn phí tại Hotline: 0983.799.269