Dự án: Cụm lồng HDPE 4x8m tại Hòn Nghệ – Kiên Giang

Cụm lồng HDPE 4x8m Kiên Giang như là một giải pháp mới cho ngư dân. Thiết kế đẹp mắt góp phần lớn vào việc đẩy mạnh phát triển du lịch xã Hòn Nghệ, tỉnh Kiên Giang.

Với việc ứng dụng phát triển kĩ thuật vào sản xuất. Tập đoàn STP đã đưa ra các cụm lồng HDPE tiên tiến, chất lượng đến với thị trường nuôi trồng thủy sản. Giúp xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) có một bước tiến mới. Phát triển thêm các loại hình du lịch đi kèm với kinh doanh, đẩy mạnh kinh tế tốt hơn.

Lồng HDPE 4x8m Kiên Giang được STP phụ trách thi công

1. Hoàn cảnh của xã Hòn Nghệ trước khi có lồng HDPE Kiên Giang

Vịnh Hà Tiên ở Kiên Giang có đến 105 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó nổi bật là xã đảo Hòn Nghệ. Với thời tiết mưa thuận gió hòa, vùng biển này cũng có lượng thủy sản cực kì dồi dào. Người dân ở đây sinh hoạt dựa trên nghề nuôi trồng thủy sản dạng lồng bè. Điểm nổi bật và nổi tiếng của Hòn Nghệ chính là những lồng bè nuôi cá dày đặc trên mặt biển. Đứng ở trên bờ vịnh nhìn xuống sẽ thấy các lồng bè san sát nhau trên mặt biển xanh thẳm.

Nhìn chung, rất nhiều người dân đã thoát khỏi cảnh nghèo đói nhờ việc nuôi trồng thủy sản trên vùng đảo Hòn Nghệ – Kiên Giang. Nhưng có một điều đang kìm hãm sự phát triển lớn hơn đối với người kinh doanh ở đây. Những lồng bè mà hộ kinh doanh ở đây sử dụng phần đa đều chỉ là dạng lồng truyền thống. Các lồng bè được làm từ thân cây bạch đàn, thùng phuy, nối nhau bởi lưới cước. Có những hộ dân kinh doanh có điều kiện tốt hơn thì lồng bè chắc chắn và nhiều hơn. Có hộ thì không được chắc chắn và đơn lẻ. Nhưng dù chắc chắn hay không thì với những lồng bè truyền thống đều không có tính bền vững.

Vì thành phần lồng bè truyền thống là gỗ, các chất liệu không bền nên khi ngâm lâu trong nước biển sẽ bị hao mòn dần. Cứ mấy năm là người dân lại phải thay các loại lồng bè mới để đảm bảo năng suất và tính chắc chắn. Điều này dẫn tới nhiều thiệt hại về kinh tế của hộ kinh doanh và gây nguy hại tới môi trường biển.

2. Tổng quan về dự án lồng HDPE Kiên Giang

Dự án lồng HDPE 4x8m Kiên Giang

  • Tên dự án: Cụm lồng HDPE 4x8m Kiên Giang
  • Vị trí: Hòn Nghệ – Kiên Giang
  • Đơn vị phát triển dự án: STP Group
  • Ngày thi công: tháng 3/2023
  • Nhà thầu thi công: STP Group
  • Quy mô:
  1. Kích thước 1 lồng: 4x8m
  2. Tích hợp ván đi lại cho cá ăn và thu hoạch dễ dàng
  3. Cụm 6 ô lồng bè HDPE 4mx8m
  4. Loại hình: Tư nhân

STP Group đã ra mắt dự án lồng bè HDPE 4x8m tại Hòn Nghệ – Kiên Giang. Với sự góp mặt của chính quyền địa phương và các hộ ngư dân kinh doanh. Đây là sự đánh dấu cho bước ngoặt thay đổi mô hình nuôi trồng tại vùng biển đảo này. Lồng HDPE 4x8m được tạo ra thích hợp để nuôi cá ở những vùng biển nước sâu. Phù hợp nuôi cá kích thước lớn như: cá bớp, cá song, cá hồng mỹ,…

Được làm từ ống nhựa HDPE, với độ bền 40 – 50 năm, lồng bè HDPE là tốt nhất hiện nay. STP Group lựa chọn thiết kế, lắp đặt sao cho phù hợp với đặc tính của vùng nuôi Hòn Nghệ. Ra mắt dự án lồng bè HDPE Kiên Giang này đánh dấu cho sự thay đổi của các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã đảo Hòn Nghệ. Ngoài việc phát triển, tăng năng suất nuôi trồng còn kết hợp thêm du lịch lồng bè. Đưa kinh tế của người dân vùng xã đảo Hòn Nghệ ngày càng cải thiện rõ rệt. Du lịch lồng bè sau này còn có thể trở thành nét đặc trưng của vùng xã đảo này.

3. Ưu điểm của lồng HDPE Kiên Giang

Sau khi ra mắt và hoàn thành thiết kế, thi công dự án lồng HDPE Kiên Giang, chúng ta có thể thấy rất nhiều ưu điểm của nó mà lồng truyền thống không mang lại được:

Ưu điểm của lồng HDPE

3.1. Mang lại năng suất nuôi trồng thủy sản cao hơn

Nhờ bố trí một cách khoa học, thiết kế sao cho phù hợp nhất với từng vùng nuôi trồng. Sản lượng sau khi sử dụng lồng HDPE ở Kiên Giang sẽ được nâng lên đáng kể. Với tích hợp ván đi lại cho cá ăn và thu hoạch dễ dàng cũng giúp giảm tình trạng cá đói hay chen chúc, đè lên nhau. Khi thu hoạch cũng dễ dàng và không phải bỏ số lượng lớn cá nào bị chết.

3.2. Mức chi để cải tạo lồng bè của người dân được giảm bớt

Nhờ đặc tính nhựa HDPE bền bỉ, không bị mài mòn quá nhiều trong mọi loại môi trường nước. Lồng HDPE còn chịu được sức ép, chống chọi được gió lớn hay các cơn bão tới cấp 12. Trái ngược với các loại lồng bè truyền thống cứ cách vài năm lại phải thay mới, cải tạo một lần. Lồng HDPE Kiên Giang có độ bền lên tới 40 – 50 năm. Người dân sẽ đỡ phải tốn thời gian, công sức, kinh phí để cải tạo.

3.3. Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường

Với lồng bè truyền thống, việc thay thế, cải tạo, sửa chữa thường xuyên sẽ khiến nhiều cá chết, nhiều rác thải đổ ra biển. Điều đó sẽ làm ô nhiễm môi trường biển một cách trầm trọng. Lồng HDPE Kiên Giang sẽ giúp khắc phục điều đó. Bởi đặc tính bền bỉ, nó có thể để các hộ nông dân sử dụng lâu dài, hạn chế lượng rác thải thải ra vùng biển xung quanh.

3.4. Kết hợp thêm mô hình du lịch biển vào nuôi trồng thủy sản

Việc nuôi trồng thủy sản là một công việc mà phần đa hộ dân kinh doanh ở xã đảo Hòn Nghệ lựa chọn. Sau khi STP Group ra mắt dự án lồng HDPE Kiên Giang. Việc nuôi trồng thủy sản được tích hợp thêm du lịch biển. Cụm lồng HDPE 4×8 m được hoàn thành tại Hòn Nghệ sẽ mang lại cho vùng kinh doanh nuôi trồng thủy sản ở đây một diện mạo mới. Các điều kiện kinh doanh phù hợp như là quán ăn ven biển, quán cà phê, quán nước ngắm cảnh,…

Việc ra mắt lồng HDPE Kiên Giang, STP Group muốn giúp ngư dân tăng cao doanh thu và năng suất nuôi trồng thủy sản. Với vốn kinh phí thấp nhưng năng suất người dân tại vùng Hòn Nghệ – Kiên Giang đạt được sẽ ngày càng tăng cao. Ngoài ra, tập đoàn STP còn muốn hướng đến mục đích lâu dài hơn chính là phát triển kinh tế bền vững. Vừa có được lợi nhuận, vừa đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng cũng vừa không gây nguy hại tới môi trường.