Cẩm Phả là thành phố có tiềm năng nuôi trồng thủy sản nhất nhì của tỉnh Quảng Ninh. Những năm qua, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu trong nghề nuôi biển. Tuy nhiên, nuôi biển ở địa phương vẫn còn mặt hạn chế cần phải khắc phục. Để từ đó, đem đến cho ngư dân nguồn lợi kinh tế cao, bền vững. Dự án lồng HDPE Cẩm Phả là giải pháp nuôi biển mà ngư dân địa phương đang tìm kiếm. Hãy cùng STP Group tìm hiểu về dự án này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở thành phố Cẩm Phả
1.1 Thuận lợi trong nghề nuôi biển của Cẩm Phả
Cẩm Phả là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, ngoài biển có hàng trăm hòn đảo nhỏ. Trong đó, phần lớn là đảo đá vôi. Thành phố có các sông lớn chảy qua là: sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Voi Lớn và Voi Bé. Bên cạnh đó, còn có hệ thống các hồ, đập nằm rải rác khắp nơi.
Nơi đây có đường bờ biển tương đối dài, mạng lưới sông và bờ biển đã tạo cho Cẩm Phả điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, người dân Cẩm Phả đã có truyền thống nuôi trồng thủy sản từ lâu.
1.2 Khó khăn trong nuôi trồng thủy sản thành phố Cẩm Phả đang phải đối mặt
Cẩm Phả được thiên nhiên ưu ái cho điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế trong nuôi biển cần phải giải quyết triệt để.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ nuôi biển: Nuôi trồng thủy sản vẫn chủ yếu sử dụng phao xốp, bè mảng, lồng bè truyền thống không thân thiện với môi trường, năng suất thủy sản không cao. Việc chuyển đổi sang vật liệu ứng dụng công nghệ cao, hợp quy chuẩn thân thiện với môi trường là bài toán khó. Đặc biệt khó khăn về nguồn vốn đầu tư để chuyển đổi.
- Ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh: Nuôi trồng thủy sản với mật độ cao ở Cẩm Phả đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường biển. Bên cạnh đó là các thiên tai mà Cẩm Phả phải đối mặt như sóng lớn, bão, gió… cùng dịch bệnh đã tác động đến sản lượng thủy sản nuôi trồng.
- Công tác quy hoạch quản lý chưa hiệu quả: Trên thực tế, mặc dù việc di dời, sắp xếp các lồng bè nuôi biển vào vùng quy hoạch đã hoàn thà, nhưng vẫn xuất hiện tình trạng các hộ dân cố tình vi phạm nuôi trồng thủy sản trái phép, không trong vùng quy hoạch, đặc biệt diễn ra mạnh ở vịnh Bái Tử Long. Làm cho giao thông thủy bị cản trở, cảnh quan cũng bị ảnh hưởng.
2. Lồng HDPE Cẩm Phả hiện thực hóa mong muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản của địa phương
Cẩm Phả quyết tâm phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, chung tay xử lý dứt điểm các vi phạm, bảo vệ môi trường biển. Từ đó, tạo nên môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó, phải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện kỹ thuật nuôi…
Tập đoàn STP với mong muốn chung tay cùng ngư dân trên khắp mọi miền Tổ Quốc mang lại màu “xanh” cho biển cả, thực hiện chuyển đổi nghề nuôi biển đem lại những giá trị bền vững. Thành phố Cẩm Phả không nằm ngoài mục tiêu đó của STP Group.
Dự án lồng HDPE Cẩm Phả chính là sự hiện thực hóa mong muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản của địa phương. Dự án là cả tâm huyết của toàn bộ nhân viên, lãnh đạo STP Group để đem đến cho bà con mô hình nuôi biển tốt nhất.
Dự án lồng HDPE Cẩm Phả là thành quả nghiên cứu sáng tạo của tập đoàn STP
3. Sản phẩm lồng HDPE Cẩm Phả có gì mới?
Dự án lồng HDPE Cẩm Phả gồm cụm 07 lồng tròn đường kính 12m. Sau đây, STP Group sẽ giới thiệu tới nhà đầu tư, bà con ngư dân sản phẩm lồng tròn HDPE.
3.1 Đặc điểm của lồng tròn HDPE
Tập đoàn STP có hơn 11 năm kinh nghiệm sản xuất và cung ứng trong ngành nhựa nước ta. Cùng với đó là 2 năm nghiên cứu, học hỏi, kiểm nghiệm giải pháp Nuôi biển công nghiệp tiên tiến vượt trội nhất. Tự hào khi STP Group chính là doanh nghiệp đứng đầu về những sản phẩm lồng tròn HDPE.
Lồng tròn HDPE STP được làm từ vật liệu HDPE, có màu đen. Cấu trúc sản phẩm bao gồm ống nổi chính, phụ kiện và ống tay vịn. Mô hình lồng tròn này rất thích hợp cho việc nuôi cá biển quy mô lớn. Đồng thời dễ dàng công nghiệp hóa việc nuôi biển với công nghệ mới. Lồng HDPE Cẩm Phả bao gồm có: khung nâng chính HDPE, cột đứng HDPE, tay vịn HDPE, bộ gông HDPE.
Đặc điểm của lồng tròn HDPE STP
3.2 Những ưu điểm vượt trội của lồng HDPE Cẩm Phả
Chìa khóa để đem đến sự thành công của dự án lồng HDPE Cẩm Phả chính là nhờ những ưu điểm vượt trội khó bắt kịp của lồng tròn HDPE.
Ưu điểm vượt trội của lồng tròn HDPE
Những ưu điểm vượt bậc đó có thể kể đến như:
- Tuổi thọ cao, độ bền tốt: Các loại lồng truyền thống thường chỉ tồn tại được từ 3 – 5 năm. Sau đó ngư dân phải thay mới toàn bộ bởi hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Trong khi đó, lồng tròn HDPE STP có tuổi thọ lên đến 50 năm với độ bền cực tốt. Ngư dân không tốn kém vào việc thay mới hay sửa chữa sản phẩm.
- Tính mềm dẻo cao, dễ thích nghi với nhiều dạng địa hình: Nuôi trồng thủy sản ở Cẩm Phả phải hứng chịu các loại thiên tai như bão, gió giật, sóng biển lớn… Lồng tròn HDPE chắc chắn là sự lựa chọn phù hợp nhất. Bởi lồng có tính mềm dẻo cao, chịu lực tốt mà không bị nứt vỡ. Thêm vào đó, sự đa dạng về kích thước giúp đáp ứng được quy mô, điều kiện địa hình nuôi biển của ngư dân Cẩm Phả.
- Thân thiện với môi trường: Lồng tròn HDPE được STP Group sản xuất từ nhựa HDPE có độ bền lâu, hoàn toàn có khả năng tái sử dụng. Giúp giảm bớt lượng rác thải xả ra môi trường biển.
- Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản: Lồng HDPE Cẩm Phả STP có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có thể chống được tia UV từ ánh sáng Mặt Trời. Đồng thời, ít chịu tác động khi gặp thiên tai. Nhờ vậy, vật nuôi có môi trường sống tốt, ổn định, hạn chế được dịch bệnh, phát triển mạnh. Giúp ngư dân và nhà đầu tư tối ưu hóa lợi ích kinh tế từ nuôi biển.
4. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của STP Group về dự án lồng HDPE Cẩm Phả, Quảng Ninh. Hy vọng sẽ đem lại cho nhà đầu tư, bà con nhiều thông tin bổ ích, có thêm kiến thức về lồng HDPE. Nếu bà con đang tìm kiếm mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả này thì hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng: 0983.799.269 để được tư vấn rõ ràng.