Công nghệ nuôi biển lồng HDPE thích ứng biến đổi khí hậu tại Phú Yên

nhHiện nay, công nghệ nuôi biển theo hướng công nghiệp bằng lồng HDPE là hướng đi mới thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển bền vững nuôi biển. Trong bài viết này sẽ giới thiệu công nghệ lồng HDPE, Composite đang và sắp tới áp dụng rộng rãi tại Phú Yên. Bên cạnh đó giới thiệu đơn vị cung cấp giải pháp lồng HDPE, Composite nuôi cá, nuôi tôm hùm uy tín tại Phú Yên.

1. Giới thiệu nuôi biển Phú Yên

1.1 Thực trạng phương thức nuôi thủy sản ở Phú Yên

Phú Yên là một trong những tỉnh có nghề nuôi trồng thủy sản rất phát triển, sản lượng nuôi tôm hùm đi đầu trong cả nước. Trong đó đặc biệt có nghề nuôi tôm hùm và cá bằng lồng. Tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi tôm hùm bằng lồng chìm, nuôi cá bằng lồng gỗ truyền thống.

Cụ thể hơn, có các chủ nuôi sử dụng vật liệu nhựa để thiết kế ao nuôi, vùng nuôi. Phương thức có nuôi bằng lồng, nuôi áo có lót bạt, nuôi thâm canh không lót bạt. Lượng nhựa dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản, thu hoạch, sinh hoạt cũng khác nhau. Điều này tạo ra thải ra lượng lớn rác thải nhựa ra biển và đại dương.

1.2 Ước tính lượng rác thải nhựa từ nuôi thủy sản ở Phú Yên

  • Rác thải nhựa về nuôi tôm hùm

Tính với các hộ nuôi tôm hùm, lượng nhựa phát sinh khoảng 7,34 kg/lồng/năm đến 9,94 kg/lồng/năm. Trung bình là 9,89 kg/lồng/năm

  • Rác thải nhựa về nuôi tôm thẻ chân trắng

Với tôm thẻ nuôi thâm canh ở Phú Yên, mức thải nhựa trên 1ha ao nuôi trong một năm đạt 2.302 kg/ha/năm tới 4071 kg/ha/năm, trung bình là 2.896 kg/ha/năm. Trong đó bạt ao nuôi chiếm khoảng 53%.

  • Rác thải nhựa phát sinh từ xây dựng cơ sở hạ tầng

Tổng lượng rác thải nhựa chiếm tới 90% tổng lượng rác nhựa phát sinh cho hoạt động nuôi, đối với nhựa phát sinh từ sinh hoạt thì gần như bằng 0 vì hộ ngư dân không sinh hoạt tại khu vực nuôi.

2. Ưu điểm của lồng nhựa HDPE/Composite

Với công nghệ nuôi lồng HDPE (kiểu Nauy) sẽ khắc phục hoàn toàn thiệt hại do thiên tai gây nên, cũng như giải quyết được bài toán nuôi ven bờ hiện nay. Đặc biệt giảm thiểu rác thải nhựa đại dương từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

  • Lồng HDPE có tính mềm dẻo, do đó các bè cá từ ống HDPE, phù hợp với nhiều loại địa hình, địa vật khác nhau.
  • Lồng HDPE không thấm nước, khi sử dụng làm lồng bè giữ được tính ổn định, nổi trên bề mặt nước rất an toàn
  • Lồng nhựa HDPE có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa rất tốt, phù hợp với việc sử dụng trong môi trường nước biển
  • Lồng nhựa HDPE có trọng lượng thấp nên quá trình lắp đặt đơn giản hơn so với một số loại lồng truyền thống
  • Lồng nhựa HDPE có tuổi thọ rất cao, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được các chi phí thay thế, chi phí sử chữa trong suốt quá trình vận hành sản xuất.

2.1 Lồng tròn HDPE

Lồng tròn có 2 loại: Lồng HDPE đắm chìm & Lồng HDPE không đắm chìm. Loại lồng này dùng để nuôi xa bờ, nơi thường chịu ảnh hưởng vởi gió lớn & bão. Lồng HDPE chống bão có thể điều khiển để chìm sâu dưới mặt nước để tránh gió bão. Tuổi thọ từ 7 – 10 năm. Lồng tròn này dùng để nuôi cá: cá giò, cá chim, cá chẽm, cá mú…

2.2 Lồng vuông HDPE

Lồng HDPE vuông phù hợp với các dự án quy mô nhỏ, kích thước từ 4x4m, tới 5x5m. Ưu điểm của loại lồng này là dễ vận hành, dễ quản lý hơn. Phù hợp với nuôi nhiều loại thủy hải sản (chủ yếu là tôm hùm).

3. Định hướng phát triển nuôi tôm hùm lồng HDPE tại Phú Yên

Theo NQ số 04/NQ-HĐND ngày 21/5/2018 của HĐND thị xã Sông Cầu thì diện tích nuôi tôm hùm khoảng 747 ha. Với số lượng lồng nuôi tôm hùm hiện nay khoảng 50.000 lồng thì mật độ lồng là 50.000/747 = 67 lồng / ha (dư khoảng 17 lồng/ha). Theo Quyết định 2383/QĐ-BNN-NTTS của Bộ NN&PTNT thì mật độ lồng khoảng 30 – 60 lồng/ha (lồng gỗ kích thước 2,5 x 2,5m).

Theo các chuyên gia, để phát triển bền vững thì số lượng lồng nuôi chỉ chiếm 2,5%, trong đó, tại Vịnh Xuân Đài tỷ lệ này là 50.000 lồng x 9m2 x 100% (747 ha x 10.000 m2) = 6% (vượt gấp đôi so với quy định).

Như vậy để phát triển bền vững, cần phải điều chỉnh lồng nuôi như sau:

  • Số lượng lồng nuôi phải giảm 50% để đáp ứng sức tải môi trường (25.000 lồng)
  • Số còn lại di chuyển ra nuôi xa bờ và nuôi trên bờ công nghệ cao (khoảng 3.000 lồng nhựa HDPE nuôi xa bờ kích thước lớn 5x5m).
  • Khu vực ven bờ, mỗi hộ chuyển đổi từ 30-50% lồng nhựa HDPE (5x5m).

4. Super Trường Phát – cung cấp vật liệu nuôi tôm hùm tại Phú Yên

lồng nuôi tôm hùm
Mô hình lồng tôm hùm bằng chất liệu Composite & nâng nổi bằng ống HDPE

Giải pháp hạ tầng nuôi tôm hùm biển của Super Trường Phát được chia làm 2 phần (1) hệ nâng nổi HDPE lego và (2) lồng tôm hùm composite, trong đó:

(1) Hệ nâng nổi HDPE: Cụm 16 ô lồng nuôi được nâng nổi bằng ống HDPE D355 với các thông số cụ thể như sau:

  • Kích thước cụm lồng 16 ô 4 x 4m hoặc tùy kích thước theo yêu cầu.
  • Vật liệu sử dụng: HDPE
  • Công nghệ lắp ghép: Hàn nhiệt ép thủy lực hoặc lắp ghép lego
  • Tấm sàn đi lại: gỗ nhựa hoặc composite.

(2) Lồng tôm hùm:

  • Kích thước: 2 x 2 x 1,7m hoặc 3 x 3 x 1,7m
  • Vật liệu sử dụng: Composite.
  • Công nghệ lắp ghép: khung V5, được liên kết bằng bulon inox.
lồng tôm hùm
Thực tế sản phẩm lồng tôm hùm bằng composite của Super Trường Phát (bên cạnh là sản phẩm phao nuôi hàu HDPE)

Cảm ơn quý khách hàng đã tham khảo bài viết về Công nghệ nuôi biển lồng HDPE thích ứng biến đổi khí hậu tại Phú Yên của chúng tôi. Mọi tư vấn, nhu cầu được báo giá, Quý khách hãy Liên hệ Hotline: 0983.799.269. Xem thêm bài viết Lồng nuôi tôm hùm HDPE & composite

Thông tin trong bài viết trích theo TS. Thái Ngọc Chiến, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III