Vũng Rô được biết đến là vịnh có nhiều ưu thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhưng nuôi biển vẫn tồn tại hạn chế cản trở sự phát triển của nuôi trồng thủy sản. Tập đoàn STP là doanh nghiệp đi đầu sáng tạo các giải pháp nuôi biển bền vững. Nhằm hỗ trợ ngư dân vịnh Vũng Rô, STP Group đã nhanh chóng nghiên cứu triển khai dự án lồng HDPE Vũng Rô. Cùng với STP Group tìm hiểu về dự án trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1 Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở vịnh Vũng Rô
Vũng Rô là vịnh nhỏ thuộc địa bàn xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa của tỉnh Phú Yên. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 16,4 km2. Đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển.
1.1 Ưu thế nuôi biển của vịnh Vũng Rô
Vũng Rô được che chắn bởi 3 dãy núi cao là Đèo Cả, Đá Bia, Hòn Bà. Vì vậy vịnh không có gió quá mạnh, sóng lớn. Cùng với đó là mực nước sâu, giao thông thủy rất thuận lợi. Bởi việc di chuyển ra, vào vịnh không lệ thuộc vào thủy triều.
Thiên nhiên ưu ái cho Vũng Rô điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản các giống tôm hùm, cá mú, cá hồng. Ngư dân ở đây là một trong số ít những nơi có bí quyết nuôi tôm hùm sớm nhất Nam Trung Bộ. Tỷ lệ tôm sống cao, chất lượng tôm tốt. Giá tôm hùm ở đây dao động từ 1,6 -1,8 triệu đồng/con.
1.2 Khó khăn thách thức mà ngư dân Vũng Rô đang phải đối mặt
Dù có được điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi biển, ngư dân Vũng Rô vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn làm cản trở việc phát triển nuôi nuôi trồng thủy sản toàn vịnh, cản trở nâng cao năng suất, chất lượng thủy sản.
- Công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản chưa triệt để:
– Thực hiện nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch đang là vấn đề nóng tại Vũng Rô. Việc đạt được hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là tôm hùm đã khiến ngư dân nơi đây tiến hành mở rộng quy mô nuôi trồng ồ ạt. Việc bố trí lồng ở đâu, khoảng cách ra sao, vật nuôi là gì đều do ngư dân tự quyết.
– Việc thực hiện tháo gỡ, di dời lồng bè cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi nuôi trồng thủy sản là nghề duy nhất của đa số hộ dân ở Vũng Rô. Kinh phí di dời lớn, trong khi ngân sách địa phương không đủ đáp ứng. Ngoài ra, việc di dời cũng cần có vị trí neo đậu mới. Nếu cưỡng chế kéo lồng bè ra biển Đông thì rất dễ bị sóng đánh vỡ. Gây thiệt hại lớn cho tài sản của người dân.
- Trình độ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản còn yếu: Khi có dịch bệnh xảy ra, người dân chủ yếu xử lý theo kinh nghiệm của chính mình. Họ chưa áp dụng công nghệ hiện đại vào nuôi biển, phần lớn vẫn sử dụng lồng bè truyền thống.
2. Lồng HDPE Vũng Rô đáp ứng mục tiêu nuôi trồng thủy sản của địa phương
Dự án lồng HDPE Vũng Rô là giải pháp nuôi biển đáp ứng mục tiêu nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Yên
Hiện tại, tỉnh Phú Yên đang hướng tới nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào nuôi trồng thủy sản, dịch chuyển các vùng nuôi ra tới vùng biển hở. Sau đó kết hợp nuôi biển khơi song song với nuôi biển trên bờ.
Đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản cho ngư dân. Hướng họ sử dụng lồng bè thân thiện với môi trường bền vững, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao. Có như vậy mới đảm bảo được an toàn, giảm áp lực cho nguồn lợi thủy sản đang suy kiệt. Đồng thời cũng có thể hạn chế được các nguy cơ khác.
Cốt lõi để STP Group đồng hành cùng bà con ngư dân chính là xây dựng nền tảng vững bền. Tập đoàn STP cam kết luôn cung cấp mô hình nuôi trồng thủy sản làm từ vật liệu bền vững. Có khả năng trường tồn lâu dài trước mọi thách thức của tự nhiên và thời gian. Với mong muốn đem đến cho ngư dân Vũng Rô giải pháp nuôi biển tốt nhất. STP Group đã nghiên cứu sáng tạo, triển khai dự án lồng HDPE Vũng Rô vào tháng 3/2023.
STP Group tự tin khẳng định lồng HDPE Vũng Rô sẽ đáp ứng được mục tiêu nuôi trồng thủy sản mà tỉnh đang hướng đến. Mời nhà đầu tư, ngư dân tiếp tục theo dõi để hiểu thêm về dự án.
2.1 Đặc điểm của lồng HDPE Vũng Rô
Dự án lồng HDPE Vũng Rô gồm cụm 04 ô lồng 5m*5m. Lồng vuông HDPE STP có các kích thước khác nhau như 4m*4m, 5m*5m… Lồng có cấu trúc gồm ống nổi chính, phụ kiện, ống tay vịn (có hoặc không). Cụm lồng vuông bao gồm phao ống nâng và mặt sàn đi lại.
Lồng vuông HDPE bao gồm các vật tư sau: Khung nâng chính, cột đứng, tay vịn và bộ gông đều được làm từ vật liệu HDPE. Ống nhựa có màu đen, mang tính thẩm mỹ cao.
Đặc điểm của lồng vuông HDPE
2.2 Thế mạnh mà lồng HDPE Vũng Rô đang sở hữu
Những ưu điểm vượt trội của lồng HDPE Vũng Rô chính là chìa khóa vàng đưa nghề nuôi biển của địa phương phát triển tới đỉnh cao.
Cụm lồng vuông HDPE trong dự án lồng HDPE Vũng Rô với nhiều ưu điểm vượt trội
- Phù hợp với quy mô, địa hình nuôi biển khác nhau: Lồng vuông HDPE STP có kích thước, mẫu mã đa dạng. Vì vậy có thể đáp ứng được nuôi biển ở các điều kiện địa hình khác nhau. Đồng thời cũng có thể đáp ứng được quy mô nuôi trồng thủy sản của từng hộ nuôi.
- Tiện lợi trong quá trình nuôi trồng thủy sản: Lồng HDPE Vũng Rô có bố trí mặt sàn đi cho ngư dân. Tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh, thu hoạch… vật nuôi.
- Dễ dàng trong lắp đặt: lồng vuông HDPE STP có trọng lượng nhẹ nên quá trình vận chuyển, lắp đặt không tốn quá nhiều công sức.
- Tuổi thọ cao: Lồng HDPE Vũng Rô có độ bền cực kỳ ấn tượng với độ bền lên tới 50 năm. Cùng với đó là khả năng kháng tia UV, kháng ăn mòn…
- Giải pháp tiết kiệm cho chủ đầu tư, ngư dân: Lồng vuông HDPE ít chịu ảnh hưởng bởi biến động bên ngoài. Là mô hình ứng phó tốt trước khả năng biến đổi khí hậu hiện nay. Bởi lồng không dễ dàng bị nứt, vỡ trước ảnh hưởng của sóng, bão, gió giật mạnh… Tiết kiệm tối đa ngân sách sửa chữa, thay thế cho nhà đầu tư.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, nhà đầu tư, bà con sẽ có thêm thông tin hữu ích về dự án lồng HDPE Vũng Rô. Tập đoàn STP vô cùng mong muốn sẽ đem giải pháp nuôi trồng bền vững này trên khắp các tỉnh thành cả nước. Nếu bà con có nhu cầu mua lồng HDPE đạt tiêu chuẩn chất lượng thì hãy liên hệ theo số hotline: 0983.799.269 để được nhân viên STP tư vấn cụ thể.