Nuôi mực bằng lồng bè đầu tiên trên biển tại Bình Định

Mô hình nuôi mực trong lồng ngày nay rất phổ biến bởi đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu nhập tốt cho bà con ngư dân. Đặc biệt để tăng giá trị nuôi mực thì phương pháp nuôi phải đảm bảo chất lượng, bên cạnh đó song song bảo vệ môi trường biển, theo nghị quyết 1664 của Chính phủ về định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045. Trong bài viết này, Super Trường Phát sẽ giới thiệu tới các bạn mô hình nuôi mực bằng lồng hiệu quả cao.

Mô hình nuôi mực đầu tiên trên biển

Trường hợp nuôi đầu tiên của cha con ông Trợ

Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi) và con trai của ông, anh Nguyễn Xuân Hiển (29 tuổi), ngụ tại thôn Tây, xã Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã thử nghiệm và thành công với mô hình nuôi mực bằng lồng, bè. Ông Trợ và con đã chia sẻ kinh nghiệm cho bà con hộ nuôi tại xã đảo Nhơn Châu (Cù Lao Xanh).

Cuối năm 2017, ông Trợ và con trai lên kế hoạch bàn nhau đi bắt mực con bám ở các dây neo đóng rêu xanh về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu họ chỉ bắt khoảng 20 con mực nhỏ bỏ vào lồng nuôi. Mày mò quan sát tập tính của loài mực, hai cha con đi chặt lá chà là trên núi, mang về bỏ trên mặt nước, cách bờ 200 – 300m, dụ mực giống bơi đến. Tiếp đó ông đầu tư 10 triệu đồng làm 3 cái bè kích cỡ 3mx3m.

Kết quả trên mong đợi

Chỉ sau 6 tháng nuôi thử nghiệm, ông Trợ đã nhân rộng thành 6 lồng bè, mỗi lứa nuôi khoảng 70 ngày, tỷ lệ sống trong khi thả giống đạt 80%. Hiện nay mực nuôi bè có giá trị cao, khoảng 300.000 – 400.000đ/kg. Đến giữa năm 2018 nghề nuôi mực tại Bình Định bắt đầu phát triển.

nuôi mực ống

Nuôi mực ống ngày nay phổ biến bởi giá trị kinh tế cao

Nuôi mực trong lồng giá trị kinh tế cao

Nhược điểm của nuôi mực vật liệu truyền thống

Nuôi mực bằng lồng bè ngày càng trở nên phổ biến. Để nuôi mực đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc chọn giống nuôi thì mô hình nuôi, kỹ thuật nuôi là yếu tố quan trọng nhất. Hiện tại khu vực biển ở Bình Định nói riêng và các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Bộ có tiềm năng phát triển nghề nuôi mực, hộ nuôi sử dụng nuôi bằng vật liệu lồng, bè truyền thống. Việc sử dụng lồng, bè nuôi truyền thống bằng gỗ, tre kém tính bền, đặc biệt không thể tái sử dụng sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường nước, khiến mực dễ bị gầy, kém chất lượng.

nuôi mực lồng nhựa

Nuôi mực bằng bè gỗ, phao xốp, ống nhựa thông thường gây kém chất lượng

Tiên phong trong nghiên cứu các mô hình, giải pháp nuôi biển, nuôi trồng thủy sản bền vững, Super Trường Phát đã thử nghiệm chất liệu HDPE và đạt được thành công. Mô hình nuôi bằng vật liệu HDPE cũng đã được kiểm định theo công nghệ châu Âu, cụ thể từ nước bạn NaUy. Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất, cung ứng vật liệu HDPE đã cho ra đời các sản phẩm dành riêng nuôi trồng thủy hải sản. Bao gồm: phao nổi HDPE, lồng nổi HDPE, giàn nổi HDPE,…

Đối với sản phẩm mực, chúng tôi đề xuất mô hình nuôi bằng lồng nhựa HDPE.

Ưu điểm của lồng nhựa HDPE

Lồng mực bằng ống nhựa HDPE SuperPlas có những ưu điểm sau:

  1. Độ bền tốt, có tính mềm dẻo: Lồng mực HDPE được biết có tuổi thọ lên tới 50 năm, và dễ dàng thích nghi với mọi loại địa hình, địa lý.
  2. Có khả năng kháng tia UV, sức kháng cao với ăn mòn, phù hợp với nhiều điều kiện như môi trường nước biển, môi trường nước lợ mặn.
  3. Ít bị ảnh hưởng từ biến động bên ngoài như sạt lở đất, địa chấn, bão to.
  4. Độ nổi tốt, khả năng chịu lực cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  5. Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp và thiếu ổn định.
  6. Phù hợp ngay cả trong điều kiện nuôi biển ngoài khơi
  7. Thân thiện với môi trường.

Xem thêm Lồng nuôi HDPE thích ứng biến đổi khí hậu

lồng nuôi mực hdpe

Lồng, nhà bè nổi HDPE chắc chắn, thân thiện môi trường của Super Trường Phát

Triển khai mô hình nuôi mực kết hợp du lịch

Ngày nay mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch là xu hướng sắp tới tại Việt Nam. Các du khách có thể vừa trải nghiệm trại nuôi mực, vừa tham gia các hoạt động khác: tham quan, câu mực, trải nghiệm các món ăn bằng mực tươi trên nhà hàng nổi,…

câu mực là hình thức du lịch

Tour câu mực đã được triển khai, nhân rộng mô hình NTTS kết hợp du lịch

Mặc dù bên cạnh đó có một vài hạn chế đặt ra trong triển khai mô hình nuôi mực, tour câu mực của du khách: Nhiều người lên bè khiến mực sợ, phun hết mực hoặc khách dùng móc câu trượt khiến mực bị rách, gây mực chết,… Tuy nhiên mô hình nuôi mực kết hợp du lịch vẫn là một giải pháp hiện đại mà tương lai chúng ta đang hướng tới.

đoạn ống mẫu hdpe

Đoạn ống mẫu nhựa HDPE SuperPlas – thích hợp làm lồng nuôi mực

Super Trường Phát hiện nay là doanh nghiệp tiên phong trong cung cấp vật liệu nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi được các chủ đầu tư, hộ nuôi tin tưởng sử dụng các sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi đi đầu trong việc đưa ra các giải pháp bền vững cho ngành nuôi biển Việt Nam với từng phân kỳ triển khai. Bên cạnh đó chúng tôi có các giải pháp hỗ trợ bà con ngư dân trong chuyển đổi với các giải pháp về tài chính, kỹ thuật,… giúp bà con yên tâm nuôi biển.

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí 24/7: 1900 0246 (nhánh 2)

Xem thêm bài viết của chúng tôi về lồng HDPE: https://nuoitrongthuysan.com.vn/ung-dung-long-be-trong-nuoi-trong-thuy-san-mua-lu/