Ra mắt cụm lồng HDPE tại Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Nuôi trồng thủy sản là một ngành mang lại nguồn thu rất lớn cho phần đa người dân Việt Nam. Tuy nhiên, khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, người dân lại không theo kịp sự tiến bộ đó. Việc nuôi trồng của họ hầu hết theo hình thức tự phát và chưa thực sự phát triển. Để phát triển, hướng tới mục đích gắn nuôi trồng thủy sản biển với bảo tồn và phát triển du lịch. STP Group ra mắt cụm lồng HDPE tại Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu.

Cụm lồng HDPE 5x5m được sản xuất bởi STP Group.
Cụm lồng HDPE 5x5m được sản xuất bởi STP Group.

1. Thực trạng kinh doanh ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, diện tích sông nước cực kì lớn tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản. Người dân ở các vùng gần sông nước đều lựa chọn cho mình một khu để nuôi trồng thủy sản. Số lượng hộ gia đình chọn nghề kinh doanh này ngày càng tăng. Điểm qua các điểm để hiểu thực trạng kinh doanh ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Hộ nuôi trồng thủy sản theo hình thức tự phát

Hơn 90% hộ nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đều chỉ đang ở dạng tự phát với quy mô nhỏ. Mọi người chưa đủ kinh phí để thực hiện nuôi theo hình thức nông nghiệp. Mới chỉ có một vài doanh nghiệp lớn ở Việt Nam thực hiện được việc nuôi trồng thủy sản ở dạng công nghiệp.

Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật còn hạn chế

Một phần vì hình thức tự phát mà cơ sở hạ tầng, kĩ thuật của các hộ kinh doanh chưa được hiện đại. Họ chưa biết đến các dạng cụm lồng HDPE đạt tiêu chuẩn. Chỉ là tự xây tự làm nên các dạng lồng không đạt chất lượng. Việc sử dụng các cụm lồng  không đạt chất lượng thì khi gặp bão, lũ hay thiên tai thì dễ dàng bị cuốn trôi. Bà con vì vậy mà thiệt hại tài sản nặng nề. Sau một đợt lũ cuốn thôi là bao nhiêu tiền của trôi đi.

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường từ việc nuôi trồng thủy sản thì có nhiều lí do. Nhưng hai lí do tiêu biểu nhất là việc thức ăn của thủy sản là đồ tươi sống và việc các nguyên vật liệu của cụm lồng truyền thống hư hại trôi dạt ra. Các hộ nông dân hầu hết đều cho thủy sản ăn các loại đồ tươi sống. Phần lớn được thải ra môi trường gây biến đổi nguồn nước. Cụm lồng truyền thống còn là tác động của việc lan ra nhanh các chất gây ô nhiễm nguồn nước.

Việc sử dụng trại truyền thống không đạt tiêu chuẩn thì sau các đợt thiên tai, bão lũ. Nguyên vật liệu sẽ bị làm hư hại. Khi không có biện pháp xử lí thì sẽ khiến nó trôi dạt ra ngoài. Từ đó tạo nên lượng lớn rác thải.

Cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản

Hầu hết mọi người chỉ nhìn theo cái lợi trước mắt. Lựa chọn nơi để nuôi các loại thủy sản thường là gần bờ. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là không đủ diện tích nuôi, nguồn thủy sản ở gần bờ ngày càng cạn kiệt. Bằng chứng là rất nhiều hộ dân nuôi thủy sản từng gặp tình trạng hàng loại cá, tôm,… chết vì thiếu oxi, việc mà tưởng chừng như không ai ngờ tới.

2. Các loại cụm lồng HDPE của STP Group

Lồng tròn HDPE

lồng HDPE

Là dạng lồng HDPE nuôi cá ở quy mô lớn, đường kính từ 12m – 20m. Thể tích lồng tròn HDPE lớn, phù hợp với những vùng nước sâu. Các hộ kinh doanh thường lựa chọn lồng tròn ở những vùng biển xa bờ, nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá được với số lượng lớn từ 3 hải lí trở lên. Phù hợp nhất đối với những hộ kinh doanh muốn chuyển sang hình thức kinh doanh công nghiệp.

Lồng chữ nhật HDPE

lồng chữ nhật hdpe

Lồng chữ nhật HDPE là dạng lồng chuyên nuôi cá lớn, với kích thước 4m x 8m. Trên lồng còn tích hợp ván đi lại cho cá ăn và thu hoạch dễ dàng. Lồng chữ nhật HDPE sử dụng được ở các vùng biển nước sâu, thích hợp nuôi các loại cá lớn như cá bớp, cá song, cá hồng mỹ,… Là loại lồng dùng cho nuôi cá lớn nên cực kì chắc chắn và bền vững.

Lồng vuông HDPE

Là loại lồng có quy mô nhỏ và vừa, với kích thước có thể tùy chỉnh: 4x4m, 5x5m, 6x6m,… Hộ kinh doanh có thể tùy chỉnh trong việc lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Lồng vuông HDPE gần giống với mô hình nuôi trồng thủy sản truyền thống. Lồng vuông HDPE dễ tháo lớp bổ sung thành cụm ô lồng. Nếu hộ gia đình muốn điều chiều diện tích nuôi trồng sau một khoảng thời gian kinh doanh thì cũng hết sức dễ dàng. Chính vì vậy khách hàng đã tin tưởng lựa chọn cụm lồng HDPE Côn Đảo cho mục đích nuôi trồng.

3. Lợi ích của việc ứng dụng cụm lồng HDPE nuôi trồng thủy sản

Nhiều người còn chưa biết được cụm lồng HDPE là gì. Lồng HDPE là cụm lồng nuôi trồng thủy sản đạt chuẩn tiên tiến nhất. Nó có rất nhiều lợi ích vượt trội hơn các loại lồng bè truyền thống.

Cụm lồng HDPE là dạng cụm lồng có mặt sàn đi lại, dễ dàng cho việc đi vệ sinh lưới, cho thủy sản ăn hay là thu hoạch,… Luôn có thể đi để quan sát tình hình giữa các cụm dễ dàng. Nó có độ bền tồn, có tính mềm dẻo, chống chọi được các loại thiên tai, bão lũ lên tới cấp 12, tuổi thọ là 50 năm. Cụm lồng HDPE có thể thích ứng với biến đổi khí hậu, độ nổi cực kì tốt trong mọi môi trường.

Trọng lượng của cụm lồng HDPE rất nhẹ, giúp quá trình vận chuyển và lắp đặt hết sức nhẹ nhàng. Ngoài ra, nó còn có tính thẩm mỹ cao, ngoài dành cho nuôi trồng thủy sản thì có thể kết hợp với du lịch. Việc tích hợp nuôi trồng thủy sản với du lịch giúp hộ nuôi có thêm doanh thu. Chuyển dần sang hướng công nghiệp. Cụm lồng HDPE còn hướng tới mục đích lâu dài, phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản.

4. Ra mắt cụm lồng HDPE tại Côn Đảo, Bà Rịa Vũng Tàu

Dựa theo đề án của Chính phủ về nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, Việc nuôi trồng thủy sản tại Côn Đảo, Bà Rịa Vũng Tàu cần thiết thay đổi theo hướng tiên tiến, hiện đại hơn. Bám sát tiến bộ khoa học kĩ thuật, ứng dụng các công nghệ mới, tối tân hơn. Điều này nhằm mục đích giúp người dân tăng sinh kế, cải thiện, nâng cao năng suất nuôi trồng.

Thành phố đưa ra các mẫu lồng bè mẫu theo quy chuẩn về chất liệu, kích thước. Các hệ thống neo đậu và xử lí nước thải thân thiện với môi trường… Hộ dân nuôi trồng thủy sản tự phát hay mang mục đích công nghiệp cũng cần phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu về lồng bè.

Mới đây, Tập đoàn STP cho ra mắt cụm lồng HDPE nuôi trồng thủy sản tại Côn Đảo. Đây là doanh nghiệp đầu tiên cho ra mắt dạng lồng bè kinh doanh phù hợp với quy chuẩn của tỉnh. Và phù hợp với kinh phí của người dân. STP mong muốn sẽ đưa được dạng lồng bè phù hợp nhất với hộ dân kinh doanh. Mang đặc tính thân thiện với môi trường, bền vững, tính thẩm mỹ cao giúp cụm lồng này vượt trội hơn so với các loại khác. Nhất là với nhu cầu tích hợp nuôi trồng thủy sản với phát triển bền vững tại Côn Đảo.

Việc ra mắt cụm lồng HDPE Côn Đảo nuôi trồng thủy sản của STP Group sẽ là một cơ hội vàng cho vùng biển này. Người dân nếu biết nắm bắt thời cơ sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vừa có được sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường. Từ đó, vùng Côn Đảo nói riêng hay thành phố Bà Rịa Vũng Tàu nói chung sẽ sớm trở nên nổi tiếng bởi nghề nuôi trồng thủy sản.