4+ Lí do nên sử dụng Lồng HDPE trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản bằng lồng HDPE là phương pháp đang được rất nhiều các nước phát triển trên thế giới hiện nay ưa chuộng sử dụng như Thụy Điển, Đan Mạch, một số nước phát triển ở Châu Á. Sản phẩm lồng HDPE cũng được xem như là mảnh ghép quan trọng để phát triển nuôi biển bền vững tại Việt Nam trước những thách thức về biến đổi khí hậu và môi trường. 

1. Lồng HDPE – yếu tố quyết định để nuôi biển bền vững

Phát triển nuôi biển là một trong những chủ trương quan trọng mà Nhà Nước đã đề ra. Trong những năm gần đây, lĩnh vực nuôi biển tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã mở rộng quy mô trên khắp các tỉnh, thành phố ven biển với đa dạng các giống loài như: cá biển, nhuyễn thể,…

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản vẫn còn tồn tại rất nhiều những mặt hạn chế và thách thức. Đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường. Khi gặp thời tiết xấu, mưa bão sẽ rất dễ làm hư hỏng hệ thống lồng bè. Số lượng lớn thủy hải sản nuôi trồng bên trong sẽ bị thất thoát đáng kể.

Do đó, việc áp dụng những công nghệ và cải tiến mới trong lĩnh vực nuôi biển là vô cùng cần thiết. Khi các địa phương thay đổi từ lồng bè truyền thống sang lồng HDPE, khả năng chống chịu của lồng cũng sẽ cao hơn trước điều kiện thời tiết xấu như gió, bão,… Từ đó, giảm thiểu tối đa thiệt hại về sản lượng nuôi trồng.

>> Xem thêm: Nhà bè nổi trên biển tích hợp liền khối lồng nuôi cá vật liệu HDPE

Lồng HDPE - yếu tố quyết định nuôi biển bền vững
Lồng HDPE – yếu tố quyết định nuôi biển bền vững

2. Lí do nên sử dụng lồng HDPE để nuôi trồng thủy sản

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà lồng bè HDPE đem lại:

2.1 Chất liệu nhựa HDPE không thấm nước, tính ổn định cao

Lồng được làm từ chất liệu nhựa không thấm nước, có độ mềm dẻo và ổn định cao. Vì vậy nên sản phẩm có thể sử dụng ở nhiều loại địa hình nuôi trồng khác nhau, ngay cả với những vị trí địa lý gồ ghề, gấp khúc

2.2 Khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tốt

Ưu điểm lớn nhất của nhựa HDPE là khả năng chống oxi hóa và ăn mòn gần như tuyệt đối. Sản phẩm có thể chống được tia UV từ ánh sáng mặt trời và không chịu nhiều biến động khi gặp điều kiện thời tiết xấu như: sạt lở, giông bão,..Từ đó, thủy hải sản bên trong sẽ được nuôi trồng trong điều kiện tốt nhất, lớn nhanh và phát triển mạnh, tối ưu hóa lợi ích kinh tế mang lại

>> Xem thêm: Phao nổi HDPE nuôi hàu siêu thân thiện môi trường

Khả năng chống bào mòn và oxi hóa tốt
Khả năng chống bào mòn và oxi hóa tốt

2.3 Đa dạng kích thước, đáp ứng được mọi nhu cầu

Kích thước lồng HDPE vô cùng đa adjng, phù hợp với từng loại thủy hải sản nuôi trồng. Ngoài ra, lồng cũng sở hữu trọng lượng nhẹ hơn so với các mẫu lồng bè truyền thống, tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển và lắp đặt.

2.4 Hiệu quả kinh tế cao, độ bền lên đến 50 năm

Lồng HDPE sử dụng công nghệ SuperPlas nên vô cùng thân thiện với môi trường. Lồng có độ bền bỉ cao, hoàn toàn không xảy ra tình trạng nứt vỡ hay biến dạng trong suốt quá trình sử dụng. Đây được xem như là khoản đầu tư vô cùng xứng đáng về mặt dài hạn cho doanh nghiệp.

3. Cấu tạo lồng HDPE bao gồm:

Cấu tạo lồng HDPE bao gồm 3 bộ phận chính: khung lồng, túi lưới và neo lồng

3.1 Khung lồng

Khung lồng là vòng phao nổi được làm từ chất liệu nhựa HDPE bền đẹp. Kích thước thùy theo nhu cầu của người dùng. Khung lồng có thể thiết kế hình tròn, chữ nhật hoặc hình vuông. Mỗi khung lồng sẽ đi kèm với 1 khung lồng phụ và 1 vành.

Bộ khung
Bộ khung

3.2 Túi lưới

Túi lưới được sử dụng là loại lưới dệt để tránh gây tổn thương cho thủy hải sản. Túi lưới được làm từ chất liệu Polyetylen với khả năng chống tia cực tím tốt. Đặc biệt, lưới sẽ không có hiện tượng bai dão hay lão hóa sau khoảng thời gian dài sử dụng.

Toàn bộ phần túi lưới sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với tốc độ dòng chảy và độ sâu của từng loại đối tượng thủy sản nuôi trồng

3.3 Neo lồng

Neo lồng là hệ thống bê tông có trọng lượng lên đến 4 tấn. Dây neo được làm từ nhựa PP với khả năng chống bào mòn tốt, có thể chịu được lực kéo căng lớn.

Bên cạnh đó, hệ thống neo cũng sẽ được điều chỉnh tự động sao cho phù hợp nhất với mực nước thủy triều dâng cũng như độ cao của sóng.

4. Lồng nhựa HDPE có những loại nào?

Các loại lồng bè HDPE được sử dụng phổ biến:

4.1 Lồng HDPE vuông

Lồng HDPE vuông được cấu tạo từ nhiều ô lồng nhỏ hình vuông đan xen lại với nhau. Sản phẩm phù hợp để sử dụng với các dự án nuôi biển quy mô nhỏ, không có nhiều nguồn nhân lực. Đây là mẫu lồng với thiết kế truyền thống nên rất dễ vận hành và quản lý.

4.2 Lồng chữ nhật HDPE

Lồng chữ nhật có kích thước 4m x 8m. Đây là mẫu lồng bè được các hộ nuôi biển quy mô lớn sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở các vùng nước sâu. Lồng chữ nhật được tích hợp thêm ván đi lại, thuận tiện hơn cho người dùng trong việc cho ăn và thu hoạch

>> Xem thêm: Lồng nuôi rong HDPE 

Lồng chữ nhật
Lồng chữ nhật

4.3 Lồng HDPE tròn

Lồng HDPE tròn là mẫu lồng bè với thể tích nuôi trồng lớn, thường được sử dụng trong các vùng nước sâu. Ưu điểm của loại lồng này là khả năng chống gió bão tốt, dễ dàng sử dụng và vận hành

4.4 Cụm lồng bè HDPE

Cụm lồng bè có các loại chính là: lồng vuông lắp lego, lồng HDPE có tay vịn, lồng HDPE không tay vịn 

Cụm lồng bè vuông lắp ghép lego Cụm lồng vuông (có tay vịn hoặc không tay vịn)
  • Kích thước: 4x4m, 5x5m, thiết kế theo yêu cầu
  • Ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, dễ dàng lắp ghép, thay thế giữa các ô nuôi
  • Thích hợp cho mô hình kinh doanh nhỏ và vừa, nuôi cá dưới 3 hải lý
  • Kích thước: 4x4m, 5x5m, thiết kế theo yêu cầu
  • Ưu điểm: thiết kế lồng HDPE nguyên khối, có tấm trải sàn đi lại thuận tiện, có thể xây lắp ghép thêm các cơ sở hạ tầng bên trên
  • Thích hợp cho mô hình nuôi cá dưới 3 hải lý

5. Báo giá lồng HDPE và chi phí đóng lồng mới nhất 2023

Chi phí đóng lồng HDPE sẽ đắt hơn so với lồng gỗ truyền thống. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại cũng vượt trội hơn rất nhiều. Độ bền của sản phẩm lên đến 50 năm sử dụng, trong khi lồng gỗ chỉ vỏn vẹn 5 năm.

Hiện tại, STP Group là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phân phối lồng bè nuôi trồng thủy sản. Kỹ thuật làm lồng HDPE tại STP được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, mức giá sản xuất và thi công ở STP Group chỉ bằng 1/3 so với giá nhập khẩu từ nước ngoài.

>> Xem thêm: Giá Phao nổi HDPE của Nhựa Super Trường Phát năm 2021

Chi phí đóng lồng HDPE
Chi phí đóng lồng HDPE

6. Đánh giá những dự án thực tế đã triển khai với lồng bè HDPE

Một số dự án thực tế đã triển khai:

  • Dự án lồng tròn nuôi cá tại Ninh Thuận
  • Dự án cụm lồng bè HDPE nuôi cá tại Hải Phòng
  • Dự án cụm lồng bè 6 ô tại Quảng Ninh

Sau khi chuyển từ lồng bè gỗ sang lồng HDPE, các doanh nghiệp nuôi biển đã đạt được nhiều những thành tích vượt trội. Sản lượng nuôi trồng gia tăng đáng kể, thủy sản không còn hiện tượng nhiễm dịch bệnh, thao tác chăm sóc và quản lý đối tượng nuôi biển trở nên đơn giản hơn.

Nhà Nước hiện nay cũng khuyến khích các hộ nuôi trồng chuyển sang sử dụng lồng HDPE để phục vụ nuôi biển đạt hiệu quả cao nhất. Hiện tại, STP Group là đơn vị đi đầu trong công nghệ sản xuất các sản phẩm làm từ nhựa HDPE, được rất nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước tin tưởng và sử dụng

Sản phẩm lồng bè HDPE tại STP Group được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại nhất, đáp ứng quy chuẩn của Nhà Nước về chất lượng cũng như vật liệu sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản. STP luôn mong muốn có thể đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam nói chung

Tóm lại, lồng HDPE chính là yếu tố quyết định, “chìa khóa vàng” giúp ngành kinh tế biển Việt Nam phát triển bền vững. Các doanh nghiệp nuôi trồng ngày nay thật sự nên đầu tư và áp dụng mô hình này để tối ưu hóa lợi ích kinh tế mang lại.


STP Group
Hotline: 0983.799.269 Kỹ thuật: 0979.86.4458

Email: cskh@stpgroup.com.vn

Trụ sở: Số T151, Lô đất H4, Khu đấu giá 31ha, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội

Nhà máy Hưng Yên: Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.

Nhà máy Thái Bình: Thôn Phú Ốc, Xã Thái Hưng, Huyện Hưng Hà, Thái Bình

Nhà máy Quảng Ngãi: Thôn An Kỳ, Xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngã