Nuôi hàu sữa thu nhập cao với vật liệu HDPE

Mô hình nuôi hàu sữa đang khẳng định giá trị khi đem lại cho người nuôi trồng thu nhập cao, nhiều hộ nuôi trồng đã vươn lên làm giàu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số minh chứng cho thấy nghề nuôi hàu sữa từ trước tới nay là một nghề vô cùng tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra những giải pháp bền vững tiên tiến đang được áp dụng trong việc nuôi hàu bằng vật liệu nhựa HDPE.

Bắt nguồn từ cá nhân tiêu biểu ở Thanh Hóa

Chị Nguyễn Thị Tuyết Ngân, trú tại thôn Đoan Hùng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa là một cá nhân tiêu biểu. Chị đã xây dựng thành công mô hình nuôi hàu sữa để vươn lên làm giàu. Hiện thu nhập bình quân của gia đình chị đạt 500 triệu/năm, chị còn tạo việc làm cho 4 lao động với mức lương 3-4 triệu/người/tháng.

Sau nhiều lần buôn bán hàu sữa, chị Ngân chợt nảy ra ý định chăn nuôi loại thủy sản này. Bởi, đây là loài động vật rộng nhiệt nên dễ thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Loài này thường sống bám lên nền đá, vách đá ven bờ biển hoặc nơi cửa sông, nơi có dòng chảy và thủy triều thường xuyên lên xuống vì có thực vật phù du phong phú làm thức ăn. Hàu sữa dễ nuôi, chi phí đầu tư ban đầu thấp, thu nhập cao vì vậy đây được xem là mô hình kinh tế hiệu quả kinh tế cao.

Ban đầu, do nguồn vốn eo hẹp nên chị phải vay mượn người thân, ngân hàng được hơn 400 triệu đồng để mua giống và các vật dụng cần thiết để phục vụ sản xuất và xây dựng 12 bè hàu. Do trước đây người dân địa phương cũng nuôi nuôi hàu sữa theo cách truyền thống dài từ 7- 8 tháng nên thời gian dài và thả cùng lúc nên nhiều khi thị trường khan hiếm không có để bán, trong khi thu hoạch tiêu thụ không kịp sẽ dẫn đến thất thiệt cho ngư dân. Vì vậy, chị Ngân sử dụng nguồn nước sạch, lưu thông thường xuyên với dòng chảy nhẹ, nước màu xanh lục, có nhiều sinh vật phù du, để độ mặn nuôi hàu từ 20-30 phần nghìn.

Trong khi đó, giàn nuôi hàu luôn duy trì mực nước để tránh tình trạng khi thủy triều xuống thấp sẽ làm hàu dễ chết hoặc kém phát triển. Khu vực chị nuôi xa khu dân cư, ít thuyền bè qua lại để tránh tránh nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Thúc đẩy mô hình nuôi hàu sữa phát triển bền vững

Để mô hình nuôi hàu phát triển bền vững, chị Ngân đã thực hiện 2 phương pháp gồm: nuôi gối đầu và nuôi treo giàn, đối với nuôi gối đầu cứ mỗi lứa chị Ngân thả cách nhau khoảng 3 ngày. Như vậy, chị sẽ liên tục có hàu thương phẩm để bán, tạo nguồn thu hàng ngày và giảm việc chi phí đầu vào, điều tiết nguồn cung không để sản phẩm ứ đọng.

Đối với phương pháp nuôi treo giàn, chị Ngân xây dựng các giàn nổi trên mặt nước. Sau đó, dùng cước chuyên dụng để cột cố định hàu giống, mỗi dây thường nuôi 4 con, khoảng giữa các con hàu là 20 cm, treo mỗi dây cách nhau 30 cm, từ con cuối cùng cần cách đáy nước 2 mét, nguồn thức ăn cho hàu chủ yếu là chất tảo biển, phù xa. Cách nuôi này vừa dễ chăm sóc, theo dõi mức độ phát triển hàng ngày của con hàu và khi khai thác cũng thuận lợi, thương lái có thể tự chọn lấy những dây hàu ưng ý.

Bên cạnh đó, phương pháp này có ưu điểm là làm giãn mật độ hàu trên mỗi đơn vị diện tích, tiết kiệm không gian bề mặt và đặc biệt hơn là con hàu phát triển tốt nên rút ngắn thời gian nuôi xuống còn từ 5-6 tháng. Khoảng thời gian này cho phép người nuôi có thể thâm canh 2 vụ mỗi năm và như vậy thu nhập cao gần gấp đôi so với trước đây. Đối với hàu giống chị khai thác tự nhiên, mỗi năm có 2 vụ lấy giống, vụ chính từ tháng 3-4 âm lịch, vụ phụ từ tháng tháng 8-9 âm lịch.

Đến nay, mô hình nuôi hàu sữa đang giúp gia đình chị Ngân nâng cao thu nhập, từ những đồng vốn ít ỏi ban đầu, sau 2 vụ nuôi chị Ngân đã phát triển mở rộng mô hình lên 5.000 con hàu mỗi lứa trên diện tích 1.000 m2 giàn. Sản lượng hàu sau đạt trọng lượng từ 13-15 con/kg, sản phẩm luôn đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được thực khách, các nhà hàng ưa chuộng. Trung bình chị Ngân bán 35.000 đồng/kg, mỗi năm thu lãi gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, sau khi đã thoát nghèo, chị Ngân còn giúp đỡ nhiều người dân quanh vùng hỗ trợ về kỹ thuật, cung ứng con giống và tiêu thụ sản phẩm để họ vươn lên thoát nghèo.

Theo ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Hải Bình cho biết, nghề nuôi hàu đã có từ lâu tại các vùng cửa sông, nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế lớn. Hiện gia đình chị Ngân, là hộ tiên phong trong việc xây dựng mô hình nuôi hàu sữa ở xã, đây cũng là hộ điển hình trong việc tìm tòi, sáng tạo, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh, đa dạng hóa trong nuôi trồng thủy hải sản của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Giải pháp nuôi hàu sữa bằng vật liệu HDPE SuperPlas

Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và cung ứng trong ngành nhựa Việt Nam, 2 năm đầu tư nghiên cứu, học hỏi và thử nghiệm các mô hình Nuôi biển công nghiệp tiên tiến nhất, Super Trường Phát hiện đang mang đến cho thị trường những sản phẩm lồng nuôi HDPE đạt chuẩn. Ưu điểm của các sản phẩm HDPE SuperPlas luôn mang lại sự tin tưởng tuyệt đối cho các chủ dự án, bà con ngư dân.

Thông số kỹ thuật sản phẩm phao nổi nhựa HDPE nuôi hàu của SuperPlas phiên bản V2-2022

phao nuôi hàu

Sản phẩm phao nổi nhựa HDPE thương hiệu SuperPlas

  • Chất liệuNhựa HDPE
  • Kích thước (dài x rộng x cao) (mm) / Tải trọng phao: 
  • Phao bầu dục: Φ 310 – 600 / Độ kéo khi treo tới 85 kg.
  • Màu sắcMàu đen, dập nổi logo SuperPlas
  • Thời gian bảo hành 05 năm
  • Ứng dụng sản phẩm phù hợp: Nuôi nhuyễn thể như hàu, tu hài, ngao 2 cùi…

Thông số kỹ thuật sản phẩm giàn nhựa nổi HDPE nuôi hàu SuperPlas

  • Chất liệu: Nhựa HDPE đặc chủng
  • Kích thước (m): 9m x 9m ,… theo yêu cầu
  • Màu sắc: Ống nhựa màu đen chỉ xanh.
  • Cấu trúc: Ống nhựa HDPE, phụ kiện nhựa HDPE
  • Thời gian bảo hành lên tới 10 năm
  • Ứng dụng sản phẩm phù hợp: Nuôi nhuyễn thể, nuôi hàu,…

gian-nuoi-hau

Giàn nuôi hàu bằng nhựa HDPE SuperPlas

Sản phẩm nuôi biển của Super Trường Phát

nuoi hàu super trường phát

GĐ. Hải Bình của Super Trường Phát bên giàn HDPE nuôi hàu sữa

Đi cùng các dự án chuyển đổi vật liệu nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước, Super Trường Phát luôn là doanh nghiệp tiên phong, kết nối tới các tỉnh, cung cấp các sản phẩm nuôi biển đạt chuẩn địa phương, quốc gia và quốc tế. Các sản phẩm Nuôi biển mang nhãn hiệu SuperPlas như: lồng nổi HDPE, phao nổi HDPE luôn đảm bảo chất lượng phù hợp với nghề Nuôi biển công nghiệp tại Việt Nam.

Tháng 12/2020, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhựa Super Trường Phát là doanh nghiệp đầu tiên được công bố hợp quy QCĐP 08:2020/QN, tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu sử dụng trong môi trường nước ngọt, lợ tại tỉnh Quảng Ninh. Tự hào là doanh nghiệp tiên phong đồng hành và hỗ trợ cùng các dự án Nuôi biển Việt Nam, Super Trường Phát giới thiệu các sản phẩm lồng nhựa, phao nổi HDPE đạt chuẩn, chất lượng cao. Tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh về du lịch và nuôi trồng thủy sản kết hợp. Việc chuyển đổi hình thức canh tác trên biển cũng góp phần nâng cao giá trị biển và thẩm mỹ song hành với việc kinh tế bền vững luôn làm bàn đạp để vươn xa hơn.

Nhận Báo giá ngay!

☎️Hotline: 0983.799.269