Ra mắt dự án lồng HDPE nước ngọt tại tỉnh Sơn La, Lai Châu

Dự án lồng HDPE nước ngọt tại tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu được STP Group đưa ra nhằm hướng tới việc ứng dụng kĩ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

Tại các hồ thủy điện thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu có nhiều vùng ngập mênh mông. Bao phủ và kéo dài theo nhiều xã, nước lặng, có độ sâu phù hợp. Điều này chỉ ra đây là một nơi tiềm năng để phát triển nuôi trồng cá lồng. Việc nuôi trồng cá lồng chỉ mới được người dân ứng dụng trong 2 năm gần đây. Nhiều hộ kinh doanh chưa biết đến hình thức nuôi cá lồng sao cho đạt hiệu quả và năng suất cao. STP Group đưa ra dự án lồng HDPE nước ngọt tại tỉnh Sơn La, Lai Châu. Để bà con ứng dụng khoa học vào sản xuất.

lồng HDPE nước ngọt Sơn La, Lai Châu

Thực trạng của các tỉnh Sơn La, Lai Châu khi chưa trang bị lồng HDPE nước ngọt

Tại các vùng quanh hồ thủy điện tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Điều đó bắt buộc người dân phải chú ý đến vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản của ngư dân phần đa đang chưa đạt được hiệu quả cao. Bởi chỉ mới phần nhỏ ngư dân ứng dụng được tiến bộ kĩ thuật vào việc kinh doanh của mình. Họ chỉ mới nuôi thả theo dạng tự do, không có quy hoạch, không có tính khoa học. Chỉ một phần hộ nuôi trồng thủy sản đã chuyển dần sang hình thức nuôi theo lồng công nghiệp. Điều đó cho thấy tình trạng xúc tiến, bám sát tiến bộ kĩ thuật vào nuôi trồng thủy sản của người dân ở hai tỉnh này còn có phần hạn chế.

Lồng cá mà hai tỉnh sử dụng chủ yếu được tạo từ tre, bướng, nứa kết lại, gia cố thêm lưới ni lông. Nguyên vật liệu không được chắc chắn và không đảm bảo yêu cầu nên có thể không tăng năng suất cao. Không có độ bền ở mỗi lồng cá, thường xuyên phải cải tạo, thay mới. Mỗi lần như vậy lại tốt không ít tài lực, nhân lực và vật lực. Chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc nắm được sự tiến bộ kĩ thuật. Ứng dụng kĩ thuật được linh hoạt.

Giới thiệu về dự án lồng HDPE nước ngọt tại tỉnh Sơn La, Lai Châu

giới thiệu dự án lồng HDPE nước ngọt

  • Tên dự án: Dự án lồng HDPE nước ngọt – STP Group
  • Vị trí: tại hồ thủy điện thuộc tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu
  • Chủ đầu tư: Viện nghiên cứu phát triển hợp tác nuôi trồng thủy sản
  • Nhà thầu phụ trách thi công: STP Group
  • Lồng HDPE cho hồ thủy điện nước ngọt để nuôi cá trắm, cá lăng,…
  • Quy mô:
  1. Lồng vuông HDPE không tay vịn nuôi cá nước ngọt
  2. Số lượng: 4 bộ lồng vuông HDPE không tay vịn

Hai tỉnh thành có đặc điểm địa hình phù hợp với việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Thế nhưng người dân lại không sẵn sàng để chuyển dịch sang một mô hình mới để tăng năng suất. Việc vận động, đốc thúc người dân thay đổi tập quán trong sản xuất là hết sức khó khăn. Nắm bắt được thông tin, STP Group đã hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển hợp tác nuôi trồng thủy sản. Để đưa ra dự án lồng HDPE nước ngọt thuộc tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Là bước đi đầu tiên phong cho các hộ kinh doanh nối bước theo sau. Để rồi sau này khi đã thấy được hiệu quả kinh tế thì tiếp tục nhân rộng ra thành các cụm lồng.

Lồng HDPE nước ngọt là loại lồng được làm từ chất liệu nhựa đặc chế HDPE. Với kích thước 4x4m hoặc 5x5m theo yêu cầu của từng vùng kinh doanh. Thiết kế theo dạng nguyên khối dễ dàng cho việc đi lại cho ăn hay thu hoạch. Lồng vuông HDPE không tay vịn có thể tích hợp xây dựng cơ sở hạ tầng bên trên tùy vào mục đích sử dụng.

Lợi ích của dự án lồng HDPE nước ngọt

Dự án lồng HDPE nước ngọt sau khoảng thời gian thiết kế, thi công và hoàn thành đã mang lại nhiều hiệu quả khả quan. Việc nuôi trồng thủy sản của người dân đang ngày càng gia tăng năng suất. Phân bổ số lượng vật nuôi trừng lồng hợp lí hơn, không còn tình trạng chen chúc nhau. Quy hoạch vùng sử dụng lồng HDPE trở nên gọn gàng và khoa học. Nếu tiếp tục phát triển rộng rãi hơn thì có thể suy xét đến việc tích hợp thêm du lịch cùng với nuôi trồng thủy sản. Các hộ kinh doanh sẽ có thêm một cơ hội kinh doanh. Ổn định kinh tế và đời sống phong phú hơn.

Một trong những lợi ích không thể không nhắc đến chính là việc lồng HDPE nước ngọt bền hơn rất nhiều so với lồng thường. Người dân sẽ không phải cách một thời gian lại đi cải tạo lại các lồng nuôi thủy sản. Tiết kiệm công sức và tiền bạc cho các hộ dân bám sát được tiến bộ kĩ thuật khi sử dụng lồng HDPE. Hơn thế nữa, việc sử dụng lồng với chất liệu đạt chuẩn theo tuyên truyền của tỉnh. Cũng giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Ứng dụng các kĩ thuật, các tiến bộ mới vào việc nuôi trồng thủy sản. Từ đó, đạt được mục đích về lâu về dài là giữ được sự cân bằng của tự nhiên. Mà không mất giá trị của việc kinh doanh, nuôi trồng thủy sản.

Một vài các loại lồng HDPE ngoài lồng vuông HDPE nước ngọt

Tùy vào đặc tính nuôi trồng thủy sản từng vùng, ngoài loại lồng vuông HDPE nước ngọt thì STP Group còn có một số dạng lồng như:

Lồng tròn HDPE

Là loại lồng có thể tích nuôi lớn, đường kính từ 12m – 20m. Hộ kinh doanh có thể lựa chọn đường kính các lồng bất kì. Sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Lồng tròn HDPE chuyên dùng để nuôi cá quy mô lớn, từ 3 – trên 6 hải lí. Lồng tròn HDPE có thể thích nghi với mọi loại địa hình và mọi môi trường nước. Nhưng nó phù hợp nhất với vùng nuôi nước có độ sâu lớn.

Một số dự án STP Group đã thi công có lồng tròn HDPE là: lồng tròn HDPE đường kính 12m ở Thanh Hóa, lồng tròn HDPE đường kính 12m tại Quảng Ninh, lồng tròn HDPE đường kính 16m tại Phú Yên,…

Lồng chữ nhật HDPE

Một loại lồng HDPE không thể bỏ qua của STP Group chính là lồng chữ nhật HDPE. Với kích thước của chiều rộng, chiều dài lần lượt là 4m và 8m. Lồng chữ nhật HDPE chuyên sử dụng để nuôi cá lớn. Được gắn thêm ván ở giữa tiện lợi cho việc đi lại. Các loại cá phù hợp nuôi mà người dân thường lựa chọn lồng chữ nhật: cá song, cá hồng mỹ,… Việc sử dụng lồng chữ nhật thường ở các hoạt động nuôi trồng thủy sản xa bờ.

Một số dự án STP Group đã thi công có lồng chữ nhật HDPE là: lồng HDPE 4x8m tại Khánh Hòa, lồng HDPE 4x8m tại Kiên Giang,…

Việc sử dụng lồng HDPE không còn là việc quá xa lạ đối với rất nhiều ngư dân trên khắp mọi miền đất nước. Bởi nó là loại lồng có các đặc tính nổi trội và ưu việt hơn các loại lồng truyền thống khác. Người dân ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu đã và đang tiếp nhận dần dần sự thay đổi mô hình, phương pháp kinh doanh. Sau khi có sự xuất hiện của dự án lồng HDPE nước ngọt. Mong rằng, loại lồng bè HDPE sẽ ngày càng được nhân rộng ra ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản khác.