Lồng HDPE Vạn Ninh – Hướng đến nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao

Vạn Ninh là một huyện ven biển tỉnh Khánh Hòa với phần lớn người dân theo nghề nuôi biển. Hàng năm ngư dân ở huyện Vạn Ninh đều có được sản lượng nuôi trồng thủy sản rất khả quan. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng những lồng bè truyền thống thì sẽ không đạt được hiệu quả phát triển bền vững. Vì thế ứng dụng lồng HDPE Vạn Ninh vào nuôi trồng thủy sản là điều hết sức cần thiết.

Long-hdpe-van-ninh

Người dân ở huyện Vạn Ninh trước đây nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở dạng lồng bè truyền thống. Nó cũng đạt năng suất và những sản lượng khả quan. Nhưng thời gian sau này, sự phát triển của công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn. Bám sát vào sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nuôi trồng thủy sản bằng lồng HDPE là lựa chọn mà rất nhiều tỉnh thành trên cả nước lựa chọn. Và tất cả đều đạt được những hiệu quả vượt bậc so với việc sử dụng lồng bè truyền thống trước đây. Vì thế, huyện Vạn Ninh cũng hướng tới sử dụng lồng HDPE Vạn Ninh trong nuôi trồng thủy sản. Nhằm đạt được những sự hiệu quả hơn về mặt kinh tế nhưng không quên bảo vệ môi trường biển để phát triển về lâu về dài.

1. Đặc trưng của huyện trước khi có lồng HDPE Vạn Ninh

van-ninh-long-hdpe

Vạn Ninh là một trong những địa phương có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Khánh Hòa. Huyện này có nhiều khu vực ven biển và sông ngòi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các loại thủy sản như tôm, cá, ốc, sò, hàu và nghêu.

Theo thống kê của Sở Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, sản lượng thủy sản của Vạn Ninh đạt trên 16.000 tấn/năm. Trong đó, tôm chiếm tỷ lệ lớn. Huyện này có nhiều trang trại tôm, đặc biệt là tôm hùm. Và được đánh giá là một trong những địa phương có chất lượng tôm hùm tốt nhất ở miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, Vạn Ninh cũng đang phát triển các hệ thống nuôi trồng thủy sản sạch, bền vững. Như nuôi tôm công nghệ cao, nuôi cá tra, cá basa, nuôi ốc và nghêu theo chuẩn VietGAP. Điều này giúp tăng giá trị sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nuôi trồng thủy sản cũng đặt ra một số thách thức. Như biến đổi khí hậu, sự ô nhiễm môi trường và các bệnh tật của tôm và cá. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh, quản lý môi trường, sử dụng nguồn nước bền vững là rất quan trọng để nuôi trồng thủy sản ở Vạn Ninh bền vững và hiệu quả. Vì lẽ đó, việc ứng dụng lồng HDPE Vạn Ninh chính là lựa chọn hàng đầu để giải quyết được những vấn đề còn tồn tại. Đồng thời, hướng tới kết quả nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao năng suất.

2. Những kết quả khả quan nếu lựa chọn lồng HDPE Vạn Ninh

2.1. Lồng bè HDPE Vạn Ninh mang lại năng suất cao hơn

long-hdpe-nang-suat-cao

Trước khi có sự phát triển của lồng bè HDPE thì lồng truyền thống là cách mọi người tự nghĩ ra để nuôi trồng thủy sản. Lồng truyền thống có thể được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau sẵn có. Có thể là những phần khung gỗ được nối lại bằng các tấm lưới, ni lông. Các lồng bè truyền thống sẽ được làm theo cụm với nhau. Điều này mới dễ cho ngư dân nuôi trồng thủy sản.

Sử dụng lồng bè truyền thống vẫn mang lại một nguồn sản lượng thủy sản cho người dân. Nhưng nếu xét cùng một sự đầu tư mà sử dụng lồng bè HDPE Vạn Ninh thì năng suất nuôi trồng thủy sản lại cao hơn. Đặc điểm của loại lồng bè HDPE có những sự ưu việt hơn lồng truyền thống. Điều đó mang lại những thuận lợi trong quá trình nuôi trồng và năng suất cao hơn trong thu hoạch.

2.2. Bám sát vào sự phát triển công nghệ

Khi chưa có sự phát triển khoa học công nghệ thì sử dụng lồng bè truyền thống là bình thường. Nhưng, theo thời gian thì quá trình nghiên cứu kĩ thuật sẽ đưa ra những sản phẩm tiên tiến, hiện đại hơn. Lồng HDPE Vạn Ninh là đại diện cho sự phát triển khoa học công nghệ. HDPE là chất liệu lồng bè bền vững, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật vật liệu nuôi trồng thủy sản.

Việc ứng dụng lồng HDPE Vạn Ninh vào nuôi trồng thủy sản chính là ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Gắn việc sản xuất với sự phát triển công nghệ để mang lại hiệu quả cao. Từ sự bám sát sự phát triển công nghệ mà người dân trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại những tiện lợi cho ngư dân. Đẩy mạnh việc quản lí nuôi trồng thủy sản, kiểm soát việc nuôi trồng thủy sản một cách khoa học nhất.

2.3. Bảo vệ môi trường biển

Việc nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu lớn cho người dân làm nghề nuôi biển. Nhưng nó sẽ trực tiếp gây nguy hại đến môi trường biển khi không có những biện pháp xử lí khoa học. Nếu như sử dụng lồng bè truyền thống trong nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại rất nhiều sự bất lợi đối với những vùng biển xung quanh vùng nuôi trồng. Như là trong lúc nuôi trồng thủy sản, có thể sẽ có các mầm bệnh, virus dịch bệnh xuất hiện trên các loài thủy sản. Lồng truyền thống không có sự ngăn cách giữa các lồng. Dẫn đến sự lây lan dịch bệnh và làm thủy sản chết hàng loạt. Hơn thế nữa, virus còn có thể nhiễm vào nước biển. Và ảnh hưởng đến những loài thủy sản tự nhiên ở trên biển.

Lồng bè truyền thống cũng không có biện pháp xử lí chất thải, đồ ăn thừa của thủy sản. Dẫn đến việc ô nhiễm những vùng biển xung quanh vùng nuôi thủy sản. Lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nước biển nơi có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Khi ứng dụng lồng HDPE Vạn Ninh, việc xử lí chất thải và ngăn cách, kiểm soát các lồng nuôi không còn là vấn đề. Bảo vệ môi trường biển, tránh ảnh hưởng đến môi trường biển xung quanh vùng nuôi thủy hải sản.

2.4. Phát triển kinh tế bền vững

Khi đã bảo vệ được môi trường biển xung quanh vùng nuôi thủy sản thì việc duy trì kinh tế bền vững là điều hiển nhiên. Việc khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các vùng biển sẽ không bị hạn chế. Có thể tiến hành phát triển ở một vùng biển nhiều lần. Không hề xảy ra việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế và lâu về dài nhưng vẫn gắn liền với việc phát triển bền vững.

Lồng HDPE Vạn Ninh là một biện pháp đi đầu về khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản. Ứng dụng lồng HDPE sẽ giúp người dân ở huyện này đạt được những bước phát triển hơn trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời cũng giúp ngư dân vừa phát triển kinh tế. Nâng cao năng suất vừa bảo vệ môi trường quanh vùng nuôi.